date
Cây gai xanh hướng đi mới giầu tiềm năng kinh tế ở Cẩm Thủy
Đăng lúc: 15:00:00 07/05/2021 (GMT+7)
Thiết thực các hoạt động nhằm sớm triển khai, đưa các Nghị quyết vào cuộc sống, cùng với những hoạt động tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đang nỗ lực thay đổi diện mạo nông thôn mới trên địa bàn. Và việc tập trung phát triển cây gai xanh cho thu nhập cao là nhiệm vụ quan trọng được huyện đặt ra trong quá trình thực hiện.
Bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2021 trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn đan xen, đặc biệt đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến giao thương, phát triển kinh tế. Trước tình hình trên, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cẩm Thủy đã tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021; tiếp tục giữ vững, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đã và đang phát huy và mang lại những hiệu quả tích cực. Trong đó, Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo các cấp ủy cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy trình các bước bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đúng quy định của luật; chỉ đạo các tập thể, cá nhân hoàn thành đăng ký và thẩm định nội dung đăng ký "một việc làm theo" thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị năm 2021. Ban Chỉ đạo 35 cấp huyện và các xã, thị trấn chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng, kịp thời định hướng dư luận trong nhân dân.
Theo đó, huyện đã chỉ đạo thu hoạch xong diện tích cây trồng vụ đông, triển khai sản xuất vụ chiêm xuân trong khung thời vụ, toàn huyện đã gieo trồng được 5.886,5 ha (đạt 100% kế hoạch). Về chỉ tiêu sản xuất cây trồng, một số loại cây trồng mang lại hiệu quả cao như: cây ngô 1.374,2 ha, năng suất 46,52 tạ/ha, sản lượng 6.374,2 tấn; khoai lang 165,80 ha, năng suất 56,49 tạ/ha, sản lượng 936,6 tấn; rau các loại 854,5 ha, năng suất 77,04 ha, sản lượng 6613,6 tấn; cây trồng khác 319,74 ha…
Cùng với đó, ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định (mặc dù trên địa bàn một số địa phương đã xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò) duy trì tổng đàn gia súc, gia cầm ổn định, phát triển; ngành thủy sản với tổng sản lượng thủy sản đạt 118,5 tấn; diện tích nuôi trồng hơn 287,3 ha; số lồng nuôi cá tiếp tục phát triển với gần 300 lồng/thể tích 1.191 m3…. Ngoài ra, chương trình xây dựng nông thôn mới và xã an toàn thực phẩm tiếp tục được quan tâm như: ban hành kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2021 và các chỉ tiêu đến 2025; tổ chức công bố 03 thôn nông thôn mới và 01 thôn nông thôn mới kiểu mẫu; chỉ đạo duy trì và giữ vững các tiêu chí xã an toàn thực phẩm; xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn...
Phát triển cây gai xanh giá trị cao
Một trong những thế mạnh được huyện Cẩm Thủy tập trung chỉ đạo, đã và đang mang lại những giá trị tích cực là nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp. Theo đó, với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, cùng sự vào cuộc của các cấp, ngành, ngành nông nghiệp đã đạt được một số hiệu quả đáng chú ý như: Trong đó: toàn huyện đã gieo trồng được 5.886,5 ha (trong đó, đa số đều đạt và vượt mức kế hoạch đặt ra như lúa 3472,9 ha, đạt 101,2%; ngô 1385,2 ha, đạt 95,5%; cây khoai lang 90,5 ha; rau đậu các loại 463 ha; cây trồng khác 369 ha ...); chỉ đạo các đơn vị trồng rừng tập trung vụ xuân đạt 490,8 ha, bằng 79,16% kế hoạch. Chăn nuôi phát triển ổn định; tổng sản lượng thủy sản 118,5 tấn; diện tích nuôi trồng 287,3 ha; số lồng nuôi cá 296 cái với thể tích 1.191 m3. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước đạt 485,5 tỷ đồng, bằng 21,15% so với kế hoạch, tăng 6,84% so với cùng kỳ. Toàn huyện tích tụ được 125 ha đất nông nghiệp (trồng trọt 110 ha, chăn nuôi 15 ha).
Về kế hoạt tập trung sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện thời gian tới, huyện Cẩm Thủy xác định mục tiêu đưa cây gai xanh trở thành cây trồng chủ lực, qua đó, nâng cao thu nhập cho người nông dân cũng như sớm thay đổi diện mạo nông thôn mới trên địa bàn. Theo đánh giá từ các ngành chức năng, cây gai xanh được huyện Cẩm Thủy tập trung phát triển bởi đó là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao so với một số cây trồng khác cùng chất đất như mía, sắn... phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa bàn cũng như chi phí đầu tư thấp, năng suất cao, thời gian thu hoạch kéo dài... Trên cơ sở rà soát nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị thu mua, nhà máy chế biến sản xuất, để phấn đấu tập trung và duy trì, đạt được kế hoạch trồng 300 ha cây gai xanh trên địa bàn, huyện Cẩm Thủy đã đề ra một số giải pháp cụ thể, phù hợp với yêu cầu của địa phương như: làm tốt công tác tuyên truyền và hiệu quả kinh tế của cây gai xanh nói chung và Nhà máy chế biến sợi dệt An Phước nói riêng đã hoàn thiện và đi vào hoạt động; chủ động tổ chức cho chính quyền, xã viên HTX biết và yên tâm đầu tư, sản xuất. Đồng thời, tiếp tục kiện toàn ban chỉ đạo, tổ giúp việc cho ban chỉ đạo phát triển cây gai xanh các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thực hiện và hoàn thành kế hoạch đề ra. Đặc biệt, huyện cũng sẽ tập trung thực hiện hiệu quả tối đa việc quy hoạch vùng trồng cây gai xanh, định hướng, phân loại từng khu, hạng mục năm 2021 và cả giai đoạn tiếp theo; tăng cường hỗ trợ người trồng các khâu kỹ thuật, giống, phân bón cũng như xây dựng mô hình, kế hoạch vay vốn sản xuất để người trồng yên tâm sản xuất, có cơ hội duy trì, mở rộng diện tích, qua đó gia tăng thu nhập cho bản thân, hộ gia đình.
Theo đánh giá của ngành chức năng huyện Cẩm Thủy, nếu những kế hoạch sản xuất, phát triển cây gai xanh đạt được như kỳ vọng sẽ là động lực thay đổi diện mạo nông thôn cũng như là cơ sở để huyện Cẩm Thủy hoàn thành chương trình xây dựng huyện nông thôn mới vào năm 2025./.
Theo đó, huyện đã chỉ đạo thu hoạch xong diện tích cây trồng vụ đông, triển khai sản xuất vụ chiêm xuân trong khung thời vụ, toàn huyện đã gieo trồng được 5.886,5 ha (đạt 100% kế hoạch). Về chỉ tiêu sản xuất cây trồng, một số loại cây trồng mang lại hiệu quả cao như: cây ngô 1.374,2 ha, năng suất 46,52 tạ/ha, sản lượng 6.374,2 tấn; khoai lang 165,80 ha, năng suất 56,49 tạ/ha, sản lượng 936,6 tấn; rau các loại 854,5 ha, năng suất 77,04 ha, sản lượng 6613,6 tấn; cây trồng khác 319,74 ha…
Cùng với đó, ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định (mặc dù trên địa bàn một số địa phương đã xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò) duy trì tổng đàn gia súc, gia cầm ổn định, phát triển; ngành thủy sản với tổng sản lượng thủy sản đạt 118,5 tấn; diện tích nuôi trồng hơn 287,3 ha; số lồng nuôi cá tiếp tục phát triển với gần 300 lồng/thể tích 1.191 m3…. Ngoài ra, chương trình xây dựng nông thôn mới và xã an toàn thực phẩm tiếp tục được quan tâm như: ban hành kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2021 và các chỉ tiêu đến 2025; tổ chức công bố 03 thôn nông thôn mới và 01 thôn nông thôn mới kiểu mẫu; chỉ đạo duy trì và giữ vững các tiêu chí xã an toàn thực phẩm; xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn...
Phát triển cây gai xanh giá trị cao
Một trong những thế mạnh được huyện Cẩm Thủy tập trung chỉ đạo, đã và đang mang lại những giá trị tích cực là nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp. Theo đó, với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, cùng sự vào cuộc của các cấp, ngành, ngành nông nghiệp đã đạt được một số hiệu quả đáng chú ý như: Trong đó: toàn huyện đã gieo trồng được 5.886,5 ha (trong đó, đa số đều đạt và vượt mức kế hoạch đặt ra như lúa 3472,9 ha, đạt 101,2%; ngô 1385,2 ha, đạt 95,5%; cây khoai lang 90,5 ha; rau đậu các loại 463 ha; cây trồng khác 369 ha ...); chỉ đạo các đơn vị trồng rừng tập trung vụ xuân đạt 490,8 ha, bằng 79,16% kế hoạch. Chăn nuôi phát triển ổn định; tổng sản lượng thủy sản 118,5 tấn; diện tích nuôi trồng 287,3 ha; số lồng nuôi cá 296 cái với thể tích 1.191 m3. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước đạt 485,5 tỷ đồng, bằng 21,15% so với kế hoạch, tăng 6,84% so với cùng kỳ. Toàn huyện tích tụ được 125 ha đất nông nghiệp (trồng trọt 110 ha, chăn nuôi 15 ha).
Về kế hoạt tập trung sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện thời gian tới, huyện Cẩm Thủy xác định mục tiêu đưa cây gai xanh trở thành cây trồng chủ lực, qua đó, nâng cao thu nhập cho người nông dân cũng như sớm thay đổi diện mạo nông thôn mới trên địa bàn. Theo đánh giá từ các ngành chức năng, cây gai xanh được huyện Cẩm Thủy tập trung phát triển bởi đó là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao so với một số cây trồng khác cùng chất đất như mía, sắn... phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa bàn cũng như chi phí đầu tư thấp, năng suất cao, thời gian thu hoạch kéo dài... Trên cơ sở rà soát nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị thu mua, nhà máy chế biến sản xuất, để phấn đấu tập trung và duy trì, đạt được kế hoạch trồng 300 ha cây gai xanh trên địa bàn, huyện Cẩm Thủy đã đề ra một số giải pháp cụ thể, phù hợp với yêu cầu của địa phương như: làm tốt công tác tuyên truyền và hiệu quả kinh tế của cây gai xanh nói chung và Nhà máy chế biến sợi dệt An Phước nói riêng đã hoàn thiện và đi vào hoạt động; chủ động tổ chức cho chính quyền, xã viên HTX biết và yên tâm đầu tư, sản xuất. Đồng thời, tiếp tục kiện toàn ban chỉ đạo, tổ giúp việc cho ban chỉ đạo phát triển cây gai xanh các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thực hiện và hoàn thành kế hoạch đề ra. Đặc biệt, huyện cũng sẽ tập trung thực hiện hiệu quả tối đa việc quy hoạch vùng trồng cây gai xanh, định hướng, phân loại từng khu, hạng mục năm 2021 và cả giai đoạn tiếp theo; tăng cường hỗ trợ người trồng các khâu kỹ thuật, giống, phân bón cũng như xây dựng mô hình, kế hoạch vay vốn sản xuất để người trồng yên tâm sản xuất, có cơ hội duy trì, mở rộng diện tích, qua đó gia tăng thu nhập cho bản thân, hộ gia đình.
Theo đánh giá của ngành chức năng huyện Cẩm Thủy, nếu những kế hoạch sản xuất, phát triển cây gai xanh đạt được như kỳ vọng sẽ là động lực thay đổi diện mạo nông thôn cũng như là cơ sở để huyện Cẩm Thủy hoàn thành chương trình xây dựng huyện nông thôn mới vào năm 2025./.
Công nhân đang vận hành dây chuyền sản xuất sợi gai xanh
Khu ươm giống cây gai xanh của Nhà máy chế biến sợi dệt An Phước
Việc đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến sợi dệt An Phước đặc biệt là quá trình bao tiêu sản phẩm sẽ giúp người dân gia tăng thu nhập, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Thủy.
Cây gai xanh mang lại hiệu quả kinh tế hơn ngô, khoai, sắn, …
Châu Anh
Các tin khác
- Sẵn sàng khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2022
- Cây gai xanh hướng đi mới giầu tiềm năng kinh tế ở Cẩm Thủy
- Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2021 với chủ đề “Sầm Sơn cất cánh"
- Hoằng Hóa (Thanh Hóa): Sôi nổi các hoạt động lễ hội, du lịch
- Giữ vững phẩm chất, bản lĩnh người xứ Thanh, đồng hành cùng sự phát triển của quê hương, đất nước
- Hoằng Hóa chuẩn bị khai mạc lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2021
- Nguyên Tổng Bí thư, Thượng tướng Lê Khả Phiêu - mãi mãi là niềm tự hào của quê hương Thanh Hóa Anh hùng
- Thanh Hóa hỗ trợ Quảng Nam 1 tỷ đồng để phòng, chống dịch bệnh COVID-19
- Vận động quyên góp ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra
- Chủ tịch UBND tỉnh dự khai xuân Hội đồng hương Thanh Hóa tại TP Hải Phòng